Cùng nhìn lại loạt bài: Chuyển đổi kinh tế để đi vào Kỷ Nguyên thứ hai (phần 1)

Cùng nhìn lại loạt bài: Chuyển đổi kinh tế để đi vào Kỷ Nguyên thứ hai (phần 1)

Hãy cùng nhìn lại 4 bài viết về triển vọng chuyển đổi kinh tế Việt Nam trước thềm một Kỷ nguyên mới của đất nước và thế giới. Bàn câu chuyện về kinh tế không phải để đi sâu vào một cơn bão các dữ kiện, mà để cùng nhau nhìn lại điều gì sẽ là chủ đạo để thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi nền kinh tếtừ bậc thấp sang bậc cao, đạt được kỳ vọng về tăng trưởng, và bắt kịp trung bình thế giới về thu nhập; nhưng vẫn đảm bảo về vấn đề môi trương-xã hội, cùng những ưu tư về liên đới, an sinh, và bình đẳng trong xã hội (vì kinh tế chỉ là phương tiện của hạnh phúc, và thăng tiến; không tự thân là cứu cánh) . Câu trả lời vẫn sẽ nằm ở việc Việt Nam có bước vào tiến trình dân chủ hóa không, và dân chủ hóa trong một dự án nào.

  1. Để Kỷ Nguyên Mới không là một đoạn bi kịch của đất nước

Khi tôi viết bài viết này, nó được đặt trong một bối cảnh thế giới có những thay đổi vô cùng lớn về khoa học-kỹ thuật, cùng những thay đổi về địa chính trị, cùng sự phá sản của chủ nghĩa Tân phóng khoáng khi đồng hóa kinh tế với thị trường, chính trị với kinh tế; điều đó tự nhiên đòi hỏi chế độ phải cải tổ. Nhưng cải tổ về đâu và như thế nào là một sự bế tắc lớn của họ, vì họ không có một thứ ngôn ngữ, nền tảng để chuyển tiếp đất nước về kỷ nguyên mới.

Bài viết này là mở đầu cho một lập luận rằng ngôn ngữ, và những định hướng của Tô Lâm và Phạm Min h Chính không được đặt trên một thực tế nào ngoài, những lời nói sáo rỗng và ảo tưởng, trong đó có triển vọng tăng trưởng hai con số và đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế thu nhập cao. Từ đó khẳng định, dân chủ hóa là con đường duy nhất để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Để Kỷ Nguyên Mới không là một đoạn bi kịch của đất nước
1/ Viễn cảnh về GDP và nền kinh tế thứ 3 Đông Nam Á Bước vào năm 2025, truyền thông nhà nước đều đăng một dự báo về GDP Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan và Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba Đông Nam Á.
  1. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đưa đất nước vào Kỷ nguyên mới

Tôi đã viết bài này vào dịp tết Nguyên đán 2025 với những phát biểu chúc tết của CTN Lương Cường, và TBT Tô Lâm (thông qua bài viết Rạng rỡ Việt Nam); họ chỉ lặp lại sự nhàm chán của một bộ mặt độc tài đảng trị, một thứ chủ nghĩa "đơn phương" lạc lõng trên thế giới, hoặc những sự hứa hẹn sáo rỗng không dựa trên một thực tế; từ đó khẳng định rằng đảng Cộng sản không thể đưa đất nước đi vào Kỷ nguyên mới. Điều đó cũng có nghĩa là đảng CSVN không thể dân chủ hóa một mình.

Điểm nhấn của bài viết này là một sự nhấn mạnh một tình trạng được Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai (hay KSKNT2) trình bày: nghĩa là tình trạng phải bám đuổi với thế giới, và cạnh tranh lẫn nhau của các nước đang phát triển; điều đó sẽ đặt họ vào thế bị ép hy sinh những ưu tư về liên đời xã hội, môi sinh, và quyền lao động để cạnh tranh về đầu tư; nhưng sự gia tăng về kỳ vọng quần chúng cùng việc vấn đề bắt kịp mức trung bình thế giới vẫn là một hành trình dài; vậy phải làm thế nào? Câu trả lời nằm ở định hướng xây dựng một định nghĩa hạnh phúc quốc gia phẩm chất ngay trong cố gắng của KSKNT2.

Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đưa đất nước vào Kỷ Nguyên Mới
1. Bài phát biểu “Rạng rỡ Việt Nam” [1] của Tô Lâm – vẫn là sự ngoan cố duy trì độc tài đảng trị. Ngày 2/2/2025, ông Tô Lâm đã đăng một bài viết mang tự đề “Rạng Rỡ Việt Nam” được nhiều tờ báo lớn của chế độ
  1. Không thể bắt đầu Kỷ nguyên mới bằng cách lắp lại một thảm họa cũ của đất nước

Bài viết là một phân tích cụ thể về những chính sách kinh tế cẩu thả, và hoang dại của Tô Lâm và Phạm Minh Chính mà họ tô vẽ ra như một phương pháp hiện thực hóa việc đưa Việt Nam tăng trường hai con số từ năm 2026, và trở thành nước thu nhập bậc cao vào năm 2050. Những nội dung chính mà họ đưa ra là:

  • Đầu tư công bừa bãi, đánh đổi tương lai của đất nước (tiêu biểu như xa lộ, đường sát cao tốc)
  • Phụ thuộc quá đáng vào ngoại thương (trong bối cảnh thương chiến và tái phân phối chuỗi cung ứng)
  • Nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, mất tự chủ (trong bối cảnh nguồn FDI có dấu hiệu suy giảm)
  • Các hoạt động kinh tế, các đại dự án bất chấp môi trường, và xã hội (điện hạt nhân, đất hiếm)

Và bài viết khẳng định đây là sự quay trở lại của mô hình kinh tế thời Nguyễn Tấn Dũng, những chính sách cẩu thả và hoang dại đã gặp phải những thất bại và chống đối ngay chính trong nội bộ đảng.

Không thể bắt đầu Kỷ Nguyên mới bằng cách lặp lại một thảm họa cũ của đất nước!
1. Dẫn nhập Với những sự kiện dồn dập trên thế giới và trong nước cuối năm 2024 và đầu năm 2025, chúng ta thấy rõ rằng nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới; mở đầu bằng những sự xáo trộn và bất ổn thể hiện một trật
  1. Ngôn n gữ, nền tảng để đi vào Kỷ nguyên mới không thuộc về Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bài viết này là một cố gắng nhìn nhận đảng CSVN đã không thực sự đi nhanh hơn chúng ta tưởng, vì lối phát triển của họ là một xu hướng hoang dại và cẩu thả dể biến nền kinh tế Việt Nam trở thành một nhượng địa, và trở thành con tin của tư bản thế giới. Đồng thời, bài viết nêu ra một nhu cầu cấp thiết về dịch vụ hóa nền kinh tế, nhưng đây là một chuyển hóa Tô Lâm và đảng CSVN sẽ không thể thực hiện được vì nhìn nhận các quyền dân chủ, tự do là một điều bắt buộc để dịch vụ hóa nền kinh tế, khi mà nền kinh tếhiện đại có những giá trị vô hình -intangible values, đó là những tài sản có giá trị 0 trong con tính GDP, nhưng có giá trị thực tế.

Ngôn ngữ, nền tảng để đi vào Kỷ nguyên mới không thuộc về Đảng Cộng Sản Việt Nam
1. Chế độ CSVN đã không đưa đất nước tiến nhanh như họ ảo tưởng Gần đây, chúng ta thấy được sự bối rối và sốt sắng của chế độ CSVN cố gắng thực hiện một cuộc chuyển hóa mà họ không thể làm được. Tô Lâm cụ thể mục

Lời kết

Tôi hy vọng những bài viết này sẽ đóng góp một phần khiếm tốn để có một cái nhìn đúng đắn về những chính sách, sinh hoạt kinh tế một cách lành mạnh; những suy nghĩ lương thiện để cùng nhau tìm ra đâu là động lực để chúng ta có thể chuyển đổi nền kinh tế, dân chủ hóa đất nước để đi vào một Kỷ nguyên mới. Đồng thời, thông qua bài viết, tôi muốn cố gắng nói lên rằng ngôn ngữ Kỷ nguyên mới, hay Kỷ nguyên thứ Hai đã luôn là ngôn ngữ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, Tô Lâm chỉ vay mượn vụng về, đảng CSVN không có một di sản nào của Kỷ nguyên mới cả, và cũng không đủ ngôn ngữ, và nền tảng để chuyển tiếp đất nước về một kỷ nguyên mới.

Read more